Trong một tộc đoàn mối, mỗi nhóm cá thể thực hiện các chức năng riêng biệt được gọi là thành phần đẳng cấp. Đàn mối chỉ tồn tại khi có đủ các thành phần đẳng cấp. Một tộc đoàn mối thường có các đẳng cấp cơ bản sau:
Chuyên làm nhiệm vụ sinh sản. Mỗi tộc đoàn mối thường có 1 mối Vua và 1 mối Chúa, nhưng cũng có trường hợp trong một tộc đoàn mối có đến vài mối vua hoặc vài mối chúa. Mối Hậu có đầu nhỏ, bụng to (có thể dài từ 12–15cm), bộ phận sinh dục phát triển. Mối hậu có thể sống 10 năm; lúc đầu đẻ ít trứng, sau 4–5 năm, bộ phận sinh dục trưởng thành, mỗi ngày có thể đẻ ra 8.000–10.000 trứng.
Khi mối chúa bị tiêu diệt, đàn mối sẽ duy trì thêm từ 3–5 năm, sau đó bị suy tàn do không có các lứa mối mới kế nhiệm. Chúng cũng có thể tạo dựng một con mối khác lên làm mối chúa nhưng thời gian để làm việc này khá lâu.
Cơ thể nhỏ, các chi phát triển, mối thợ chiếm số đông , tới 70% — 80% trong đàn mối, gánh vác tất cả các công việc trong vương quốc mối như: kiếm và chế biến thức ăn, xây tổ, làm đường, chuyển trứng, nuôi mối con, hút nước….
Mối thợ dùng đồ ăn và bùn, qua gia công kỹ lưỡng dính vào nhau để xây tổ. Có tổ mối chính và tổ mối phụ, là nơi chủ yếu để tập đoàn mối hoạt động và sinh sống. Ở Châu Phi, có loài Mối xây tổ thành gò cao trên mặt đất tới hơn 10m và rất chắc chắn tựa như pháo đài, thành lũy vậy.
Được phân hóa từ mối thợ và thường không đông có nhiệm vụ canh gác, đánh đuổi kẻ thù bảo vệ đàn. Cặp hàm trên của mối lính rất phát triển (là vũ khí lợi hại của chúng), có con còn có tuyến dịch hàm tiết ra chất nhũ trắng, khi đánh nhau có thể phun ra làm mê đối phương. Giác quan hai bên miện của mối lính rất phát triển, khi cần mối thợ phải cho mối lính ăn.
Mối cánh là do mối non qua nhiều lần lột xác hình thành. Sau khi trưởng thành chúng sẽ bay ra ngoài, tìm và giao phối với mối cái để hình thành tổ mối mới.
Với đặc điểm và nhiệm vụ của mối thợ, chúng ta có thể diệt chúng bằng cách gián tiếp như đặt mồi nhử có độc. Một vài mối thợ sẽ ăn phải bả bị nhiễm độc và đem mồi về tổ. Lúc này chúng sẽ lây truyền bệnh cho các con mối khác trong tổ.
Diệt được mối cánh giúp chúng ta hạn chế được việc hình thành cả tổ mối sau này. Vì vậy ngay khi mối cánh bay ra khỏi tổ và chưa tìm được tổ mới, ta cần diệt chúng ngay. Có thể diệt bằng những cách thủ công như: dùng hóa chất, thuốc xịt côn trùng, nước, lửa,...
Chỉ cần diệt được mối chúa thì đường sinh sản của chúng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Muốn diệt mối chúa, chúng ta cần phải đặt bả để đầu độc các mối thợ như đã nói ở trên. Vì mối chúa chỉ ở trong tổ nên chỉ có thể lây bệnh từ môi trường bên ngoài thông qua mối thợ.
Vì mối lính thường xông ra bên ngoài để bảo vệ tổ nên cách tiêu diệt chúng cũng dễ hơn so với các loại mối khác. Để diệt mối lính, chúng ta có thể dùng bình xịt côn trùng xịt trực tiếp vào tổ mối. Ngoài ra chúng ta có thể sử dụng các hóa chất diệt mối đổ trực tiếp vào khu vực có mối và tổ.
Mỗi loài mối đều có cách tiêu diệt khác nhau. Trên đây là những chia sẻ của diệt mối Vinh về đặc điểm và cách tiêu diệt của từng loại mối. Mong rằng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp ích cho bạn ít nhiều trong quá trình tìm hiểu. Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ diệt mối hãy liên hệ ngay với diệt mối Vinh theo số hotline 0965.105.333 - 0905.282.044 - 0915.063.080 - 0971451233 để được nhân viên của chúng tôi tư vấn, hỗ trợ tận tình nhất.
>>> XEM THÊM: Làm thế nào khi diệt mối bằng thuốc nhử không hiệu quả?
---------------------------------------------------------------------------------------------
CÔNG TY CỔ PHẦN UDCN PHÒNG CHỐNG ẨN HỌA LONG QUÂN
Chuyên cung cấp dịch vụ diệt mối, muỗi, gián tại Quảng Bình, Quảng Trị, Nghệ An
Địa chỉ: 333 Trần Hưng Đạo, Thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
Hotline: 0965.105.333 - 0905.282.044 - 0915.063.080
Website: https://dietmoilq.com
Email: longquan@gmail.com
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn